098 444 02 44 vainhapkhauthanhphu@gmail.com Làm việc từ 9h00 – 21h00 các ngày từ thứ 2 đến chủ nhật

❏ Vải Lụa ☆☆☆☆

30,000 ⚊ 70,000đ
quà tặng Vải Thannh PhúMua 5 tặng 1; mua 10 tặng 2,...

Mô tả sản phẩm: Lụa là một loại vải cao cấp, mỏng nhẹ được tổng hợp từ những sợ tơ chất lượng. Lụa tổng hợp từ tơ tằm là loại lụa cao cấp nhất hiện nay. Từ xa xưa vải lụa đã là một loại cực phẩm trong đời sống hàng ngày, cho đến nay giá trị của vải lụa vẫn chưa hề bị giảm sút.

Xuất xứ: Việt Nam
Quy cách: Bán lẻ từ 0.5m. Bán sỉ cuộn 100m
Cách sử dụng: Vải lụa còn được sản xuất và ứng dụng để sản xuất các sản phẩm khác như những mặt hàng thủ công, chỉ không hấp thụ trong phẫu thuật, thậm chí làm mạch máu nhân tạo hoặc dùng để viết.
Chọn màu:
Số lượng cần mua: 1 (giá 70,000đ/1m)
Mời quý khách đặt Hàng Bạn chỉ cần mua 0.5 m
Vải Thanh Phú cam kết bán hàng theo 5 tiêu chí vàng

🔸 Hàng chính hãng, được kiểm tra trước khi nhận hàng.

🔸 Nếu cùng mức giá chúng tôi có khối lượng "nhỉnh" hơn!

🔸 Ưu đãi/chiếc khấu khi mua hàng số lượng từ 5m

🔸 Tư vấn sản phẩm đúng mục đích sử dụng, tuyệt đối không vẽ vời để bán được!

🔸 Giao hàng cấp tốc trong phạm vi Tp.Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 2, Phú Thọ Hòa, Phường Phú Thọ Hòa, Q, Bình Tân, Tp.HCM

Holine: 098 444 02 44

Vải lụa là gì? Lụa là một loại vải cao cấp, mỏng nhẹ được tổng hợp từ những sợ tơ chất lượng. Lụa tổng hợp từ tơ tằm là loại lụa cao cấp nhất hiện nay. Từ xa xưa vải lụa đã là một loại cực phẩm trong đời sống hàng ngày, cho đến nay giá trị của vải lụa vẫn chưa hề bị giảm sút. Người ta ứng dụng lụa trong nhiều lĩnh vực khác ngay từ may quần áo đến sản xuất chăn ga gối đệm rồi các vật phẩm trang trí. Vậy vải lụa là gì, đặc tính của loại vải này như thế nào mà lại được ưa chuộng nhiều đến vậy. Tất cả sẽ được làm sáng tỏ trong bài viết sau đây:

Vải lụa là gì?


Lụa là một loại vải có bề mặt mỏng, mịn được dệt từ sợi tơ tự nhiên. Sản phẩm lụa cực phẩm nhất hiện nay được làm từ tơ tằm.

Để tạo ra vải lụa từ tơ tằm người ta phải nuôi tằm trên diện rộng để chúng nhả kén sau đó se sợi tơ và dệt thành những tấm vải lụa. Ngành trồng dâu nuôi tằm lấy kén để nhả tơ dệt lụa đã phát triển mạnh từ thời xa xưa và có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Chất lượng của sợi tơ tằm cũng phụ thuộc chặt chẽ vào loại lá dùng để nuôi tằm. Hiện nay tơ tằm tự nhiên sản xuất lụa gồm có: tơ tằm dâu, tơ tằm sồi, tơ tằm lạc và tơ tằm lá sắn. Trong đó loại tơ tằm dâu là phổ biến nhất và được ưa chuộng nhất chiếm đến 95% sản lượng tơ tằm trên thế giới.

Trải qua quá trình tiến hóa của nhân loại, từ thời phong kiến đến hiện nay, lụa vẫn là một trong những loại vải cực phẩm được yêu thích nhất.

Lịch sử phát triển


Khoảng 6000 năm TCN, nghề dệt lụa đã bắt đầu manh nha và phát triển ở Trung Quốc. Khi này họ cũng biết nuôi tằm để lấy tơ. Đầu tiên chỉ có nhà vua mới được sử dụng lụa, nhưng trải qua thời gian ngành dệt tơ lụa phát triển thì các tầng lớp khác có tiền của và địa vị trong xã hội cũng được dùng.

Từ Trung Quốc đại lục, các sản phẩm tơ lụa bắt đầu lan ra các vùng khác trong khu vực châu Á.

Tại Việt Nam, nghề nuôi tằm lấy tơ sản xuất lụa cũng hình thành từ rất sớm, trong các buổi đầu dựng nước.

Với truyền thống lâu đời phát triển nghề dệt lụa, hiện nay các làng nghề truyền thống của Việt Nam vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Thương hiệu lụa Hà Đông là nổi tiếng nhất. Vải lụa Hà Đông xuất phát từ làng nghề Vạn Phúc với nhiều mẫu mã và hoa văn tinh xảo. Lụa Vạn Phúc là tên tuổi nổi tiếng nhất tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, vải lụa Lãnh Mỹ A ở An Giang cũng khá nổi tiếng ở nước ta.

Quy trình sản xuất vải lụa 


Để sản xuất được vải lụa tơ tằm cần trải qua nhiều bước như sau:

Bước 1: Nuôi tằm

Nhộng tằm phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mát mẻ nên cần nuôi tằm trong thời tiết mùa xuân hoặc mùa thu.

Vòng đời trung bình của một con tằm từ khi nở đến lúc nhả tơ là từ 23 – 25 ngày, trải qua 4 lần lột xác.

Lá dâu, lá sắn, lá là thức ăn chính của tằm, loại cây này được trồng trên những vùng đất màu mỡ. Tùy vào độ tuổi của tằm thì loại lá dâu dùng làm thức ăn khác nhau. Tằm nhỏ cho ăn lá non, tằm lớn ăn lá cứng.

Tần suất ăn của tằm suốt ngày đêm, sau khoảng 3 tầm phát triển đén kích thước tối đa thì bò đến nơi thích hợp để nhả tơ và tạo kén.

Bước 2: Nhả tơ kén

Những hộ trồng dâu nuôi tằm thường dùng một chiếc né được làm từ thân cây đay tạo thành 5 lớp với những ô chữ nhật thông thoáng để cho tằm nhả kén.

Đầu tiên tằm sẽ nhả tơ để tạo vỏ bọc thô bên ngoài định hình tổ kén sau đó nó nằm trong kén và chuyển động theo hình số 8 khoảng 3000 lần để nhả tơ tạo thành sợi tơ dài gần 1000 km quấn quanh kén.

Tơ của tằm được tiết ra từ tuyến nước bọt của chúng, là 1 loại sợi protein dạng lỏng, màu trong suốt, hơi nhớt, ngạy cảm và đông cứng lại khi gặp không khí tạo thành sợi tơ.

Sau khi nhả hết tơ con tằm sẽ nằm trong kén và hóa thành nhộng.

Bước 3: Ươm tơ


Đây là công đoạn kéo tơ từ kén thành những sợi tơ tằm thành phẩm. Thời gian bắt đầu ươm tơ là khoảng 1 tuần sau khi tằm lên né và phải ươm tơ hết trong vòng 5 ngày.

Quy trình ươm tơ như sau:

Bước 1 thả kén vào nước sôi và đảo đều để kén mềm và bong áo kén ra ngoài.

Tìm mối gốc của tơ để rút ra và chập 10 sợi tơ lại thành 1 và quấn vào con quấn tơ chuyên dụng.

Bước 4: Dệt lụa

Căn cứ vào chất lượng sợi tơ sẽ có những cách dệt khác nhau và điều chỉnh độ dày mỏng của vải lụa.

Chính quá trình dệt sợi đã tạo ra nhiều loại vải lụa khác nhau về độ dày mỏng, độ bóng mềm và độ cứng.

Bước 5: Nhuộm màu

Đây là bước cuối cùng tạo nên tính thẩm mỹ cho các loại vải lụa. Vì vải lụa nguyên bản chỉ có màu trắng ngà của tơ nên việc muốn có nhiều sắc màu khác nhau bắt buộc phải nhuộm màu.

Trước khi ngâm với thuốc nhuộm, lụa được ngâm trong nước nóng để làm truột tơ tức là loại bỏ sạch sẽ lớp keo bám trên bề mặt.

Đa số các làng nghề sản xuất lụa truyền thống hiện nay đều nhuộm màu từ những nguyên liệu tự nhiên như lá cây, các loại rau củ.

Tùy vào cách phối màu và yêu cầu khắt khe từ phía khách hàng mà vải lụa có thể pha và nhuộm màu thành lụa hoa nhí, vải lụa chấm bi, vải lụa trơn, vải lụa bóng, vải lụa hoa, vải lụa trắng,…

Đặc tính


Vải lụa có những đặc tính điển hình như sau:

Đặc tính cơ học

Vải lụa được làm từ sợi thiên nhiên nên độ có giãn chỉ ở mức trung bình hoặc kém so với các chất liệu khác.

Thay vào đó đât lại là sợi chắc chắn nhất trong các loại. Tuy nhiên nên tránh để nó gặp nước vì độ chắc chắn sẽ bị giảm đi 20%.

Đặc tính vật lý

Bề mặt cắt ngang sợi tơ lụa có dạng tam giác và hình tròn nên khi được dệt thành tấm vải lụa đặc tính này được thể hiện rất rõ nét.

Khi có ánh nắng chiếu vào sợi tơ sẽ mang độ óng tự nhiên mang lại tính thẩm mỹ tuyệt đối gây ấn tượng với người dùng.

Độ mềm mịn vượt trội của vải lụa vượt trội hơn hẳn so với các loại tơ nhân tạo. Đặc tính này chính là chìa khóa quan trọng để tạo nên giá trị của loại vải này.

Đặc tính hóa học

Lụa có độ dẫn điện và dẫn nhiệt kém nên khả năng giữ nhiệt vô cùng tuyệt vời, đặc biệt là dùng vào mùa đông.

Loại vải nàu không nên phơi trực tiếp dưới nắng. Do là loại sợi tự nhiên không chứa bất kỳ hóa chất nào nên phải vệ sinh thường xuyên để tránh sâu bọ cắn.

Phân loại


Lụa tơ tằm

Là loại vải lụa cao cấp nhất hiện nay, lụa tơ tằm được sản xuất hoàn toàn bằng cách dệt thủ công truyền thống. Loại lụa này thường chỉ có màu trắng ngà – màu tự nhiên của tơ tằm chứ ít khi có màu trắng tinh nổi bật.

Không giống như loại vải lụa khác, màu sắc của lụa tơ tằm khá đơn giản, thường đơn sắc, hoa văn cũng đơn giản, truyền thống như tùng, trúc, hoa mai hay chim phượng.

Hiện tại ở Việt Nam còn lưu truyền 8 làng nghề sản xuất lụa tơ tằm truyền thống trong đó làng nghề lụa Vạn Phúc, lụa Nha Xá, lụa Mỹ Á là những tên tuổi khá nổi tiếng.

Lụa satin

Lụa satin là loại vải làm bằng tơ tằm cao cấp áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn tạo sự đan kết chặt chẽ giữa sợi ngàng và sợi dọc.

Để tạo ra lụa satin, các sượi ngang sẽ chui xuống dưới một sợi dọc sau đó lại đè lên trên ít nhất 2 sợi dọc theo quy luật như vậy. Sợi ngang tiếp theo của cách dệt này sẽ dịch chuyển qua phải ít nhất 2 sợi dọc và lên trên 1 lần.

Ở vải lụa satin các sợi ngang song song nhiều hơn sợi dọc giúp độ bóng mịn đẹp hơn. Vì có độ bóng đẹp và tính thẩm, mỹ cao cùng độ bền vượt trội nên giá của lụa satin cũng cao hơn hẳn các chất liệu khác.

 Vải lụa cotton

Cotton lụa là dạng vải tổng hợp từ 2 chất liệu cotton và vải lụa. Loại vải này này thừa hưởng tất cả những đặc tính và ưu điểm mà cả 2 chất liệu này mang lại.

Tỉ lệ pha chế vải cotton lụa tùy thuộc vào từng nhà sản xuất khác nhau trong đó tỉ lệ 90% cotton và 10% lụa là hoàn hảo nhất.

Vải lụa cotton có những đặc tính nổi bật như vẻ ngoài sáng bóng, khả năn chống tĩnh điện, phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, không bị nhăn khi giặt,…

Lụa Twill 

Đây là loại vải lụa có thiết kế sợi chéo, bền và vô cùng chắc. Hai bề mặt của vải không giống nhau. Tơ tằm cũng là nguyên liệu chính để sản xuất là Twill Silk nhưng loại lụa nầy dày hơn lụa thông thông thường và bảo toàn nguyên vẹn sự mềm mại.

Độ bóng của lụa Twill ở mức vừa phải, không rõ nét như satin nên phù hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau.

Lụa 2 da – Lụa Twist Silk

Loại lụa này là sản phẩm của sự kết hộ giữa 50% lụa nguyên chất và 50% sợi visco. Khi ánh sáng chiếu vào các sợi tơ sẽ ánh lên và hiển thị màu sắc sặc sỡ và vô cùng sắc nét.

Vải lụa 2 da ứng dụng công nghệ dệt hiện đại nên vừa có độ bóng mịn lại vừa mềm mại, chống nhăn tốt, có độ bền cực cao.

Với khả năng nhuộm màu ấn tượng, bộ sưu tập màu sắc của lụa 2 da vô cùng phong phú, hoa văn bắt mắt.

Lụa gấm Jacquard

Jacquard là một công nghệ dệt hiện đại giúp tạo các hoa văn chìm lên trên bề mặt vải lụa sang trọng. Các hoa văn này tạo ra ngay trong quá trình dệt chứ không phải in mực nên giá thành đắt hơn.

Lụa jacquard có bề mặt sáng bóng, đa dạng về hoa văn và mẫu mã để khách hàng lựa chọn.

Damask Silk

Loại vải này cũng áp dụng hình thức dệt vân đoạn nhưng có sự thay đổi về cấu trúc sợi ngang, sợi dọc so với vải satin thông thường. Các loại hoa văn trên vải lụa Damask được tạo ra trực tiếp từ quá trình dệt sợi.

Vải lụa Damask được thiết kế theo công nghệ diệt hiện đại của Đức, hoa văn lấy cảm hứng từ văn hóa của các quốc gia như Pháp, YS, Đức.

Lụa đũi

Lụa đũi được dệt từ sợi tơ thô của loại tằm ăn lá dâu. Bên cạnh những màu trơn thì lụa đũi cũng in nhiều hoa văn cá tính và đẹp mắt tạo sự đa dạng và phong phú cho sản phẩm.

Lụa đũi có bề mặt hơi thô nhưng lại có độ bóng nhẹ nên thường được dùng để may áo sơ mi nam, quần tây hoặc vest.

Lụa Chiffon

Lụa chiffon được dệt 100% từ tơ tằm thiên nhiên hoặc tơ nhân

Các loại khác

Bên cạnh những loại vải lụa phổ biến kể trên thì trên thị trường hiện nay còn xuất hiện nhiều loại vải lụa khác như lụa cát, lụa tuyết, vải lụa giấy, lụa thun, lụa xốp,…

Ứng dụng


Hiện nay vải lụa được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như:

Sản xuất quần áo

Trang phục bằng lụa vô cùng giá trị và đặc biệt được yêu thích trong những ngày nắng nóng, khó chịu vì khả năng thấm hút mồ hôi tuyệt vời.

Bên cạnh đó các trang phục bằng lụa cũng khá được ưa chuộng trong mùa đông vì lụa không tích điện và dẫn nhiệt kém giúp giữ ấm cho cơ thể khi nền nhiệt hạ xuống thấp.

Sản xuất các đồ trang trí

Không thể phủ nhận vẻ thẩm mỹ mà vải lụa mang lại chính vì thế varia lụa còn được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất đồ trang trí nội thất như màn, hoặc rèm cửa.

Dưới ánh nắng chói chang của những ngày hè, vải lụa sẽ phô diễn hết mọi vẻ đẹp và mang lại cho bạn không gian sang trọng và lịch lãm.

Sản xuất chăn ga gối

Các sản phẩm chăn ga gối từ chất liệu lụa luôn có giá trị cao và giá thành tương đối đắt so với mặt bằng chung.

Các thương hiệu ứng dụng thành công lụa vào sản xuất chăn ga gối như bộ sưu tập:

Chăn ga Royal Award Hanvico

Mang trên mình thần thái sang trọng, đẳng cấp bộ sưu tập chăn ga gối Hanvico Royal Award của Hanvico sẽ biến phòng ngủ của bạn trở nên đẳng cấp không thua kém gì những căn phòng Hoàng gia cao quý.

Bằng việc sử dụng chất liệu lụa và cotton lụa cao cấp, chăn ga gối Royal Award từ Hanvico luôn có độ thông thoáng, mềm mịn và độ bền vượt trội từ đó đem lại giấc ngủ trọn vẹn nhất cho người sử dụng.

Chăn ga gối Dreamland

Chăn ga gối Cotton lụa là phân khúc cao cấp của thương hiệu Dreamland. Bằng việc kết hợp hoàn hảo giữa màu sắc, họa tiết và chất liệu hoàn hảo đã giúp những bộ chăn ga gối này nhanh chóng thu hút được sự chú ý đặc biệt từ phía người dùng. Chất liệu cotton lụa mềm mại, thông thoáng và thấm hút tốt chắc chắn sẽ mang lại cho bạn giấc ngủ trọn vẹn nhất mỗi ngày.

Chăn ga gối Hanvico DL

Trẻ trung, hện đại, tươi mới là những ấn tượng khó quên khi chiêm ngưỡng bộ chăn ga gối Hanvico DL ấn tượng. Trên nền vải cotton pha lụa mềm mại, Hanvico đã sáng tạo những hoa văn và sắc màu ấn tượng kết hợp với nhau tạo thành tổng thể ấn tượng và vô cùng bắt mắt. Với bộ chăn ga gối này chắc chắn không gian phòng ngủ của bạn sẽ được hoan thiện.

Ứng dụng khác

Vải lụa còn được sản xuất và ứng dụng để sản xuất các sản phẩm khác như những mặt hàng thủ công, chỉ không hấp thụ trong phẫu thuật, thậm chí làm mạch máu nhân tạo hoặc dùng để viết.

Vệ sinh và bảo quản


Vệ sinh giặt hàng ngày

Với đặc thù là nguyên liệu tự nhiên nên không thể giặt vải lụa như thông thường mà phải áp dụng những bí quyết giặt như sau:

Đầu tiên cần phân loại vải lụa, tránh giặt chung với những loại vải khác để không bị phai màu hay co rút chỉ trong quá trình giặt.

Tiếp đến nhúng vải lụa vào nước ấm đã hòa bột giặt và ngâm trong 5 phút, nước ấm vừa đủ không quá nóng, không quá lạnh.

Vò nhẹ sản phẩm, không vò mạnh gây nhàu nát vải lụa và tráng lại bằng nước sạch.

Các sản phẩm bằng lụa chỉ nên phơi ở khu vực thoáng gióm, không có ánh nắng trực tiếp.

Không được sử dụng hóa chất, cồn đổ vào vải lụa khi giặt sẽ gây mất màu.

Tránh sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh sẽ khiến vải bị mài mòn và nhanh hỏng.