Tìm hiểu về chất liệu lụa Satin
06-01-2025 / (4202 lượt xem) Vải satin hay sa-tanh là chất liệu không mới lạ đối với các tín đồ yêu thời trang. Hôm nay Vải thanh phú cùng đọc giả tìm hiểu thêm về loại vải thời thượng này nhé
Vải satin là gì?
Satin là loại vải dệt áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn, tạo nên ít sự đan kết giữa sợi ngang và sợi dọc.
Trong kiểu dệt vân đoạn này, sợi ngang chui xuống dưới một sợi dọc sau đó đè lên trên ít nhất hai sợi dọc và tiếp tục như vậy. Sợi ngang tiếp theo sẽ được dịch qua phải ít nhất hai sợi dọc và lên trên một.
Với cách dệt trên, sản phẩm ra sẽ có vải mặt trên có nhiều sợi ngang song song hơn, việc khiến cho vải có độ bóng tùy thuộc vào ánh sáng chiếu lên.
Cách dệt này tạo cho vải có hai mặt và mặt sau phần nhiều là sợi dọc. Qua kỹ thuật dệt đó, vải có bề mặt láng và bóng ở mặt trên và thô mờ ở mặt dưới.
Tùy theo loại tơ, sợi vải, satin có thể nặng nhẹ, thô, mờ hay láng bóng, mềm mại, thướt tha hoặc đơ cứng khác nhau.
Nguồn gốc của vải satin
Vải satin đã xuất hiện từ thời Trung cổ. Từ “Satin” thực chất được bắt nguồn bởi từ “Zaitun”, tên Ả Rập của cảng Tuyền Châu – Trung Quốc.
Từ khoảng 2000 năm trở về trước, việc trồng tơ đã rất phổ biến nên những người phụ nữ nông thôn đã sử dụng rơ tằm để tạo ra vải satin. Lúc này, các vật phẩm từ satin và lụa như quần áo, tư trang vốn chỉ những người ở tầng lớp thượng lưu mới được sử dụng.
Ở châu Á, vải satin lần đầu xuất hiện Trung Quốc ngay từ sớm nhưng mãi về sau này những bí mật về chất liệu thượng hạng này mới được hé lộ và dần lan rộng ra khắp đại lục đến các quốc gia ở khu vực lân cận
Vào thế kỷ 12, Italia trở thành quốc gia đầu tiên sản xuất vải satin, và vào thế kỷ 14, nó được phổ biến trên khắp châu Âu. Tuy nhiên, đây là một loại vải đắt tiền và được dành riêng cho tầng lớp quý tộc, nhà thờ và tầng lớp thượng lưu.
Vải satin được làm bằng nguyên liệu gì?
Để tạo ra vải satin, người dệt có thể ứng dụng nhiều loại vải khác nhau nhưng được sử dụng nhiều nhất vẫn là sợi polyester, sợi tơ tằm và sợi viscose vì đây là những chất liệu làm tăng độ bóng của sản phẩm.
Ưu điểm của vải satin
- Tính thẩm mỹ cao
- Là mặt hàng cao cấp
- Đa năng
- Bề mặt bóng mượt
Nhược điểm của vải satin
- Dễ rách
- Khó may
- Khó giữ nếp
Các loại vải satin
Dưới đây, Vải Thanh Phú sẽ giới thiệu đến bạn một số loại vải satin phổ biến và ứng dụng của chúng trong cuộc sống.
Antique
- Vải nặng và có bóng mờ. Dệt bằng sợi xơ không đều.
- Sử dụng để làm rèm cửa, vải nỉ…
Baronet
- Là loại satin bóng. Sợi dọc bằng chất liệu Rayon và sợi ngang là bông. Thường được dệt với màu sắc tươi sáng.
- Sử dụng để làm vải trang trí, vải lót đệm…
Charmeuse
- Độ bóng bề mặt trước lớn, mặt sau vải lì. Bám sát với các loại vải mềm. Thường được dệt bằng vải sợi xoắn cứng và sợi crepe.
- Sử dụng trong nghành may mặc
Crepe-back
- Có bề mặt satin bóng mượt và sáng bóng với lớp mờ ở mặt sau, làm cho vải này cực kỳ linh hoạt.
- Sử dụng trong nghành may mặc
Duchess
- Chất liệu satin nặng, cứng. Giữ hình dạng tốt
- Sử dụng để làm trang phục cô dâu.
Lucent
- Sáng bóng, mượt và trơn, lấp lánh hai mặt satin.
- Sử dụng để sản xuất quần áo, phụ kiện thời trang.
Messaline
- Nhẹ, mềm mại. Thông thường được làm từ rayon hoặc lụa. Độ sáng cao.
- Sử dụng trong nghành may mặc
Monroe: Sử dụng để làm phụ kiện thời trang, túi xách…
Panne
- Độ bóng cao, cứng. Thông thường được làm từ lụa.
- Sử dụng trong nghành may mặc, thiết kế trang phục dạ hội
Slipper
- Trọng lượng nhẹ với bề mặt trước mờ, mặt sau là chất liệu bông.
- Sử dụng để làm thủ công, may mặc
Những trang phục phổ biến được làm từ vải satin
Chất liệu satin cũng trở thành niềm cảm hứng để “làng mốt” tạo ra những trang phục được đông đảo người mặc ưa chuộng.
Cùng Vải Thanh Phú Blog “điểm danh” xem đó là những item gì nhé…
Váy (Đầm)
Với chất liệu mềm mại và mỏng nhẹ, vải lụa satin là sự lựa chọn phù hợp cho những chiếc váy hay đầm cho phái nữ vào mùa hè này.
Những ngày hè nóng bức, phái đẹp luôn muốn chọn cho mình những trang phục thật đẹp nhưng vẫn tạo cảm giác thoải mái, chất liệu vải này đáp ứng được nhu cầu đó.
Ngoài ra, các bộ đầm satin dạ hội cho các buổi tiệc lớn cũng là sự lựa chọn số 1 của phái đẹp.
Jumpsuit
Với những cô gái có thân hình vừa vặn, thì jumpsuit với chất liệu satin là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Trái với các bộ jumpsuit với chất liệu vải thô, che khuyết điểm của cơ thể, thì các bộ jumpsuit với chất liệu satin sẽ khoe khéo được những đường nét trên cơ thể bạn.
Bộ trang phục sẽ mang lại cho các bạn nữ hình ảnh vừa kín đáo nhưng cũng rất quyến rũ.
Áo kiểu
Những chiếc áo sơ mi hay áo cánh cách điệu vải lụa satin sẽ là lựa chọn được phái đẹp ưu ái trong mùa hè này.
Sự kết hợp đơn giản của chiếc áo kiểu cùng quần jeans, quần short hay chân váy…vừa tạo cảm giác thoải mái, vừa mang nét đẹp trẻ trung và năng động.
Trang phục cưới
Các mẫu thiết kế váy cưới trong những năm trở lại đây đều có xu hướng tối giản và tạo cảm giác dễ chịu nhất cho các cô dâu.
Satin là một trong các biến tấu của lụa và taffeta nên vừa có sự mềm mại của lụa vừa có chút cứng của taffeta.
Loại vải này mỏng nên có nhiều ưu điểm khi mặc vào mùa nóng, chính vì vậy, các bộ váy cưới với chất liệu vải satin đang là xu hướng được lựa chọn trong các dịp lễ cưới và đảm bảo được tiêu chí đẹp, thoải mái và tiện lợi.
Khăn choàng
Nhắc đến loại vải này, chúng ta không thể quên những chiếc khăn choàng với hàng chục cách biến tấu và phối đồ cùng với chúng.
Dù là mùa hè hay mùa đông, thì chiếc khăn choàng bằng chất liệu lụa satin vẫn là một trong những phụ kiện đắt giá cho bộ trang phục của phái đẹp trong bất kỳ dịp nào.
Kết
Với toàn tập bí kíp về vải satin, các tín đồ thời trang chắc chắn sẽ tự tin hơn khi tự chọn những trang phục với loại vải cao cấp này trong bất cứ dịp nào!
Vải Thanh Phú hy vọng đây sẽ là bí kíp giắt túi vô cùng hữu ích cho bạn để luôn tự tin trong mọi trang phục của mình.